Website Trường Mầm Non Ea Pô

kế hoạch kiểm tra nội bộ năm học 2018-2019

Người đăng: Ngày đăng: Lượt xem:

PHÒNG GD-ĐT HUYỆN CƯ JÚT        CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

        TRƯỜNG MG EAPÔ                                          Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

         

        Số       /KHKTNB – MG

 

KẾ HOẠCH KIỂM TRA NỘI BỘ TRƯỜNG HỌC

NĂM HỌC 2018 – 2019

 

Căn cứ vào hướng dẫn số 1456/SGD&ĐT ngày 15/08/2017 của Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Đắk Nông  về hướng dẫn thực hiện công tác kiểm tra nội bộ trường học 2017-2018:

Căn cứ vào hướng dẫn số 117/PGD&ĐT ngày 19/09/2018 về hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2018- 2019 của Phòng GD&ĐT huyện Cư Jút;

Thực hiện kế hoạch số … /KH-KTNB ngày ../09/2018 về thực hiện nhiệm vụ năm học 2017 – 2018 và tình hình thực tế tại đơn vị, trường mẫu giáo EaPô xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ như sau:

  1. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
  2. Thuận lợi

Được sự quan tâm của UBND huyện đã đầu tư CSVC cho nhà trường  ngày một khang chang hơn, sự chỉ đạo trực tiếp của Phòng Giáo dục & Đào tạo, sự quan tâm của Đảng uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân xã trong công tác xây dựng cơ sở vật chất và vận động học sinh đến trường.

Sự hỗ trợ, phối hợp tích cực của cha mẹ học sinh, đặc biệt là Ban đại diện cha mẹ học sinh đã tạo điều kiện, huy động, đóng góp để các cháu có đầy đủ điều kiện khi ở trường.

Nhà trường có chi bộ, BGH lãnh đạo sáng suốt. Các đoàn thể trong trường hoạt động đạt hiệu quả cao, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục của nhà trường.

Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên 100% đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn;  đội ngũ giáo viên nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ, có ý thức tự giác trong công việc, có tinh thần đoàn kết nội bộ và không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

  1. Khó khăn

Trường có 2 điểm cách xa trung tâm xã; điểm thứ nhất tại 478 cách trường chính 7 cây số, , điểm thứ 2 tại cồn dầu cách hơn 20 cây số, địa bàn rộng, dân cư không tập trung; đường giao thông vào các điểm lẻ đi lại khó khăn trong việc đi lại giảng dạy của giáo viên và kiểm tra của nhà trường.

Điều kiện kinh tế gia đình của nhiều phụ huynh còn khó khăn nên sự quan tâm, đầu tư cho con em học tập rèn luyện còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng đến việc huy động các khoản tiền đóng góp tự nguyện còn chậm.

          Đội ngũ giáo viên một số mới ra trường, tuổi đời cũng như tuổi nghề còn ít. Năng lực giảng dạy của một số giáo viên còn hạn chế.

  1. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
  2. Mục đích

Nhằm bảo đảm kết quả hoạt động đồng bộ, hiệu quả của các bộ phận, cá nhân, đáp ứng được với mục tiêu, nhiệm vụ của nhà trường đề ra trong năm học. Bảo đảm các nguồn lực của nhà trường được sử dụng một cách hữu hiệu.

– Phát hiện kịp thời những vấn đề trong quản lý đang tiến triển tốt theo kế hoạch, những vấn đề còn hạn chế, sai sót và xác định rõ những bộ phận, cá nhân nào phải chịu trách nhiệm.

– Tìm ra những nhân tố tích cực để nhân rộng, phổ biến những kết quả, kinh nghiệm đã đạt được; đưa ra những hướng dẫn cần thiết để cải tiến, điều chỉnh nhằm hoàn thành công việc tiết kiệm, hiệu quả nhất.

– Tìm ra các biện pháp chỉ đạo, điều hành, điều chỉnh trong công tác quản lý giáo dục nhằm nâng cao chất lượng công việc của từng bộ phận, cá nhân.

  1. Yêu cầu

– Đánh giá đúng các ưu điểm và khuyết điểm của từng bộ phận, cá nhân để kịp thời động viên, phê phán; giúp cán bộ, giáo viên, nhân viên nhận ra từng mặt mạnh, mặt yếu của mình để tăng cường hoạt động tự kiểm tra, tự bồi dưỡng một cách thiết thực và bổ ích.

– Kiểm tra nội bộ trường học là đảm bảo chính xác, khách quan kết quả việc thực hiện.nhiệm vụ và quyền hạn của các bộ phận, cá nhântrong các cơ sở giáo dục.

  1. NHIỆM VỤ KIỂM TRA NỘI BỘ TRƯỜNG HỌC

Kiểm tra nội bộ là chức năng Quản lí của Hiệu trưởng phải mang tính pháp chế cao và được tiến hành thường xuyên và thực hiện đúng với các văn bản qui định của cấp trên nhằm nâng cao hiệu quả của thanh, kiểm tra giáo dục, tiếp tục bồi dưỡng chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao chất lượng của tổ kiểm tra nội bộ.nhằm giúp Hiệu trưởng tìm thông tin, làm cơ sở cho việc đánh giá kết quả các hoạt động, các điều kiện giảng dạy, xem xét việc tuân thủ, chấp hành pháp luật, quy định của ngành, tìm ra các nguyên nhân để có những biện pháp đôn đốc, giúp đỡ và điều chỉnh hoạt động của các cá nhân, bộ phận; để thực hiện kế hoạch, tiêu chuẩn, mục tiêu đã được định trước; thực hiện củng cố, hoàn thiện và phát triển nhà trường, phát triển người giáo viên và học sinh nói riêng. Được thực hiện 4 nhiệm vụ cơ bản là

1.1: Nhiệm vụ kiểm tra: Là xem xét việc thực hiện nhiệm vụ của đối tượng kiểm tra so với các quy định trong các văn bản quy phạm  pháp luật.

1.2: Nhiệm vụ đánh giá: Là xác định mức độ  đạt được trong việc  thực hiện các nhiệm vụ theo quy, phù hợp với đối tượng kiểm tra.

1.3: Nhiệm vụ tư vấn: Là nêu được những nhận xét, gợi ý giúp cho đối tượng kiểm tra nâng cao chất lượng công việc của mình.

1.4: Nhiệm vụ thúc đẩy: Là hoạt động kích thích, phát hiện, phổ biến các kinh nghiệm tốt,những định hướng mới và kiến nghị với các cấp quản lý nhằm hoàn thiện dần hoạt động của đối tượng kiểm tra góp phần phát triển nhà trường.

Kiểm tra nội bộ trường học là một công cụ để tăng cường hiệu lực quản lý trường học nhằm hoàn chỉnh bộ máy hoạt động trong trường học, là nhiệm vụ hết sức quan trọng của nhà quản lý giáo dục.

III. NỘI DUNG KIỂM TRA NỘI BỘ NĂM HỌC 2018-2019

*Đối với nhà trường, Hiệu trưởng cần tập trung kiểm tra một số nội dung cần thiết sau:

1.Kiểm tra hoạt động sư phạm 100%giáo viên trong nhà trường trong năm

2.Kiểm tra việc đổi mới hoạt động của tổ chuyên môn, giáo viên

3.Kiểm tra quản lý tài sản và tài chính.

  1. Kiểm tra việc cải cách hành chính và hoạt động đổi mới của bộ phận hành chính

5.Kiểm tra hoạt động bán trú.

6.Kiểm tra nề nếp lớp học và học sinh.

*HOẠT ĐỘNG KTNB ĐƯỢC TIẾN HÀNH THEO HAI HÌNH THỨC

– Kiểm tra theo kế hoạch hàng năm được hiệu trưởng phê duyệt và được thông báo trước cho đối tượng kiểm tra.

– Kiểm tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện trong nhà trường, tổ chức, cá nhân, có dấu hiệu vi phạm pháp luật, theo yêu cầu khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng hoặc do Hiệu trưởng giao.

        Danh sách ban kiểm tra nội bộ: Gồm 7 đồng chí

Họ và tên Chức vụ Hệ đào tạo Năm vào nghành  Phụ trách
Mai Thị Kim Liên Hiệu trưởng Đại học 1989 Trưởng ban
Bùi Thị Bằng Phó HT,Bí Thư CB Đại học 2003 Phó ban
Phan Thị Hồng Phó Hiệu Trưởng Đại học 2008 Phó ban
Đào Thị Hòa Tổ trưởng tổ lá Cao đẳng 2009 Uỷ viên
Lê Thị Huyền Tổ trưởng tổ chồi +Mầm Cao đẳng 2014 Uỷ viên
Bùi Thị Thúy Bí thư chi đoàn Đại học 2010 Ủy viên
Nguyễn Thị Lan CT Công đoàn Đại học 2004 Uỷ viên
Hoàng Đức Huỳnh Kế toán Đại học 2009 Uỷ viên

 

LỊCH KIỂM TRA NỘI BỘ ĐƠN VỊ NĂM HỌC 2017-2018

 

Thời gian Nội dung kiểm tra nội bộ Đối tượng

kiểm tra

Phân công

thực hiện

Tháng 8/2018 – Tập huấn công tác thanh kiểm tra nội bộ các cấp;

-Kiểm tra sĩ số,vệ sinh,trang trí lớp đầu năm học

– Kiểm tra CSVC đầu năm học.

– Các lớp học

 

 

–         Các lớp học

 

 

-BGH

 

 

-BGH-CM

 

-BGH-BV

Tháng 9/2018 – Thi trang trí lớp học đầu năm.

– Kiểm tra công tác vệ sinh,nề nếp các lớp

– Ra quyết định thành lập ban kiểm tra

– Dự giờ báo trước và dự giờ đột xuất

– Kiểm tra HSSS theo chủ đề

– Các lớp học

– Giáo viên

– Giáo viên

– Giáo viên,tổ CM

– Giáo viên

-BGH, Tổ kiểm tra.

– BGH-TKT

– BGH-TKT

– BGH-CM

– BGH-CM

 

Tháng    10/2018 – Kiểm tra HSSS theo chủ điểm

– Kiểm tra sĩ số, vệ sinh, trang trí theo chủ đề.

– Dự giờ nắm tình hình giảng dạy của giáo viên mới.

–  Mở 2 chuyên đề

– Giáo viên,tổ CM

– Các lớp học

 

– Giáo viên

 

– BGH-GV

 

-PHT, tổ CM

 

– BGH

 

-BGH-CM

– BGH-CM

Tháng 11/2018 – Kiểm tra HSSS theo chủ điểm

– Kiểm tra đột xuất giáo viên

– Thi văn nghệ học sinh

– Kiểm tra, dự giờ đăng ký dạy tốt

– Thi GVDG cấp trường

– Giáo viên

– 1 đến 2 giáo viên

– Các lớp

– Giáo viên

– Giáo viên

– BGH-CM

– Tổ kiểm tra

– Tổ kiểm tra

– BGH-CM

– BGH- HĐC

Tháng 12/2018 – Kiểm tra HSSS theo chủ điểm.

– Kiểm tra tài chính bán trú

– Kiểm tra CSVC tài sản

– Giáo viên

– Phụ trách bán trú

– Kế toán

– BGH-CM

– BGH

– Tổ kiểm tra

 

Tháng 01/2018

– Kiểm tra HSSS theo chủ đề.

– Kiểm tra lưu trữ hồ sơ

–  Kiểm tra đột xuất

– Giáo viên

– Văn thư

– GV

– BGH-CM

– Tổ kiểm tra

– Tổ KT

Tháng 02/2019 – Kiểm tra sĩ số HS, vệ sinh trong và ngoài lớp.

– Kiểm tra toàn diện 2 giáo viên.

– Kiểm tra công tác bán trú.

– Kiểm tra HSSS theo chủ điểm

– Các lớp học

 

– 2 giáo viên

– CB phụ trách

nuôi dưỡng

– Giáo viên

-Tổ kiểm tra

BGH

– Tổ kiểm tra

– Tổ kiểm tra

– BGH – CM

 

Tháng 03/2019

– Kiểm tra sĩ số HS, vệ sinh trong và ngoài lớp học.

– Kiểm tra HSSS theo chủ đề

– Mở chuyên đề

– Kiểm tra hoạt động sư phạm GV

 – HSGV,Tổ CM

– Giáo viên

– Giáo viên

– Giáo viên

– Tổ kiểm tra

– BGH-CM

– Tổ kiểm tra

– Tổ kiểm tra

 

Tháng 04/2019

– Kiểm tra HSSS theo chủ đề.

– Kiểm tra, dự giờ đột xuất  giáo viên

– Kiểm tra thực hiện bồi dưỡng thường xuyên.

– Kiểm tra giáo án đột xuất.

– Giáo viên

– Giáo viên

– HS GV, Tổ CM

– Tất cả GV

– CM,Tổ trưởng

– Tổ kiểm tra

– BGH

– Tổ kiểm tra

Tháng 05/2019 – Kiểm tra HSSS theo chủ điểm

– Kiểm tra CSVC+ tài sản

– Kiểm tra chất lượng học sinh cuối năm.

– Kiểm tra tài chính bán trú

– Giáo viên

-Toàn thể GV

– Các lớp

 

– Kế toán

– Tổ kiểm tra

– BGH, BV

– Tổ kiểm tra

 

-Hiệu trưởng

 

                          KẾ HOẠCH KIỂM TRA THÁNG

                   

 

 

Tháng Kiểm tra các hoạt  động Người được kiểm tra  Bộ phận. phân công  kiểm tra
1     8 -Kiểm tra CSVC đầu năm – Các lớp trung tâm -BGH-BV
2     8 -Kiểm tra CSVC đầu năm – Các lớp điểm lẻ -BGH-BV
3    9 -Kiểm tra CSVC – Điểm trung tâm -BGH-BV
4    9 -Kiểm tra, chấm trang trí lớp đầu năm học  . – Điểm trung tâm BGH
4    9 -Kiểm tra, chấm trang trí lớp đầu năm học. – Điểm lẻ BGH
6 9 -Kiểm tra nề nếp lớp học – Điểm trung tâm -BGH
7 9 – Kiểm tra nề nếp lớp học – Các điểm lẻ -BGH
6 9 -Kiểm tra HSSS theo chủ điểm -Toàn bộ GV -BGH-CM
17 9 – Dự giờ nắm tình hình giảng dạy của giáo viên – GV

 

– BGH- CM

 

3 10 – Dự giờ nắm tình hình giảng dạy của giáo viên mới. – GV

 

– BGH- CM

 

12 10 –  Mở 2 chuyên đề – GV – BGH-CM
19 10 -Thao giảng – GV -BGH- CM
 21 10 – Kiểm tra HSSS theo chủ đề -Toàn bộ GV -BGH-CM
26 10 -Thảo giảng – GV -BGH- CM
8 11 -Đăng ký giờ dạy tốt – GV -BGH- CM
9 11 -Đăng ký giờ dạy tốt – GV -BGH- CM
15 11 -Chấm thi làm đồ dùng – GV -BGH- TC
16 11 -Duyệt văn nghệ các lớp – Các lớp -BGH- ĐT
16 11 -Hội diễn văn nghệ chào mừng 20/11 -Các lớp BGH-GV-NV
19 11 – Dự mít tinh 20/11 – CB-GV-NV -BGH- UBND
21 11 – Kiểm tra HSSS theo chủ điểm -Toàn bộ giáo viên -BGH- CM
3 12 – Kiểm tra tài chính NS và BT – Kế toán + TQ -Hiệu trưởng
5 12 – Dự giờ đột xuất – Giáo viên BGH
7 12 -Thao giảng – Giáo viên -BGH-GV
11 12 -Thi giáo viên dạy giỏi cấp trường – Giáo viên -BGH-GV
12 12 -Thi giáo viên dạy giỏi cấp trường – Giáo viên -BGH-GV
13 12 -Thi giáo viên dạy giỏi cấp trường – Giáo viên -BGH-GV
14 12 -Thi giáo viên dạy giỏi cấp trường – Giáo viên -BGH-GV
17 12 -Thi giáo viên dạy giỏi cấp trường – Giáo viên -BGH-GV
18 12 -Thi giáo viên dạy giỏi cấp trường – Giáo viên -BGH-GV
19 12 -Thi giáo viên dạy giỏi cấp trường – Giáo viên -BGH-GV
20 12 -Thi giáo viên dạy giỏi cấp trường – Giáo viên -BGH-GV
21 12 -Thi giáo viên dạy giỏi cấp trường – Giáo viên -BGH-GV
24 12 – Kiểm tra lưu trữ hồ sơ – Văn thư -Tổ kiểm tra
26 12 -Kiểm tra hồ sơ theo chủ điểm -Nguyễn Thị Thơm -BGH-TKT
27 12 -Kiểm tra đột xuất. -Giáo viên -BGH-CM
3 1 -Kiểm tra toàn diện GV -GV -BGH-TKT
4 1 – Kiểm tra công tác bán trú. Phụ trách bán trú -BGH-TKT
14 1 – Kiểm tra HSSS theo chủ điểm  -GV BGH-TCM
15 1 -Dự giờ đột xuất -Giáo viên -BGH
18 1 -Thao giảng -Giáo viên -BGH-CM
25 1  – Kiểm tra hoạt động sư phạm   GV – Giáo viên -BGH-CM
18 2 -Kiểm tra HSSS theo chủ điểm – Giáo viên BGH-CM
20 2 -Dự giờ đột xuất giáo viên – Giáo viên -BGH
22 2 -Kiểm tra hoạt động sư phạm GV – Giáo viên -BGH-TKT
7 3 -Dự giờ đột xuất giáo viên – Giáo viên BGH-CM
11 3 -Kiểm tra HSSS theo chủ điểm – Giáo viên BGH-CM
15 3 –         Mở 2 chuyên đề – Giáo viên BGH-CM
22 3 -Thao giảng – Giáo viên BGH-CM
29 3 -Thao giảng – Giáo viên BGH-CM
1 4 -Kiểm tra HSSS theo chủ điểm – Giáo viên BGH-CM
10 4 – Kiểm tra thực hiện bồi dưỡng thường xuyên. – HS,GV,TCM BGH-TKT
15 4 -Kiểm tra đột xuất giáo án – Tất cả giáo viên BGH-TKR
22 4 -Kiểm tra chất lượng học sinh – Điểm trung tâm BGH-TKT
23 4 -Kiểm tra chất lượng học sinh – Điểm trung tâm BGH-TKT
24 4 -Kiểm tra chất lượng học sinh – Điểm trung tâm BGH-TKT
25 4 -Kiểm tra chất lượng học sinh – Điểm  478 BGH-TKT
26 4 -Kiểm tra chất lượng học sinh – Cồn dầu BGH-TKT
29 4 Kiểm tra HSSS theo chủ điểm. Giáo viên BGH-TKT
3 5 Dự giờ đột xuất giáo viên Giáo viên BGH-TKT
6 5 Kiểm tra tài chính bán trú Kế toán HT-KT
7 5 Kiểm tra CSVC cuối vật  TT Các lớp BGH-BV
8 5 Kiểm tra CSVC cuối vật  478,CD Các lớp BGH-BV
21 5 Họp công khai tài chính BT cuối năm Thủ quỹ- kế toán TKT
22 5 Tổng kết cuối năm học Toàn trường Toàn trường

               

  1. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

Tiếp tục đổi mới hoạt động kiểm tra nhằm nâng cao hiệu quả của kiểm tra giáo dục,tiếp tục bồi dưỡng chính trị ,chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao chất lượng của Ban kiểm tra nội bộ.

Kiểm tra  100% số giáo viên trong nhà trường trong năm học

Tiếp tục kiểm tra việc thực hiện cuộc vận động; “ Hai không” với bốn nội dung. Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục, nói không với việc học sinh ngồi nhầm lớp và nói không với việc vi phạm đạo đức nhà giáo.

Kiểm tra toàn diện tổ chuyên môn.

Kiểm tra thực hiện đổi mới chương trình giáo dục mầm non mới; bồi dưỡng thường xuyên. Đẩy mạnh chuyên đề “ Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”

Thường xuyên kiểm tra các chuyên đề, kiểm tra đột xuất.

Tổ chức nghiêm túc, khoa học các đợt khảo sát để thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm.

Thực hiện tốt quy chế chuyên môn quy chế làm việc của giáo viên.

Hiệu trưởng ra quyết định phân công nhiệm vụ từng thành viên, họp thống nhất ký cam kết thực hiện nhiệm vụ và chịu hoàn toàn trách nhiệm.

  1. CÁC NHIỆM VỤ CỤ THỂ
  2. Xây dưng tổ kiểm tra nội bộ

Căn cứ vào tình hình đội ngũ, số giáo viên, số lớp và trình độ năng lực chuyên môn nghiệp vụ, lựa chọn và bổ nhiệm những giáo viên đủ tiêu chuẩn để làm nhiệm vụ kiểm tra, đảm bảo đủ về số lượng, có năng lực trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, có tinh thần trách nhiệm cao, có kinh nghiệm để làm công tác kiểm tra bao gồm BGH, ban thanh tra nhân dân, tổ trưởng tổ hành chính, tổ trưởng tổ chuyên môn để kiểm tra công tác chuyên môn, đánh giá phân loại giáo viên. Hoàn thành nhiệm vụ kiểm tra đánh giá hoạt động dạy học của giáo viên và các hoạt động khác trong nhà trường.

Đẩy mạnh việc thực hiện nghị định 49/ NĐ-CP ngày 11 tháng 4 năm 2005 của chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giáo dục. phát hiện và xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm. Tập trung giải quyết hiệu quả các khiếu tố, khiếu nại.

Tăng cường kiểm tra thường xuyên, kiểm tra toàn diện và kiểm tra đột xuất  đối với các hoạt động như tài chính, chuyên môn, các hoạt động nhằm thực hiện các công cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “ Hai không”, cuộc vận động “Mỗi thầy giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”; thực hiện các phong trào thi đua  “ Xây dựng trường học thân thiện – Học sinh tích cực”, phong trào thi đua “ Hai tốt”.Phòng trào xây dựng trường mầm non “ Lấy trẻ làm trung tâm”

Kiểm tra việc thực hiện  chủ đề năm học, việc ứng dụng CNTT để đổi mới  công tác quản lý- nâng cao chất lượng dạy học. Kiểm tra thực hiện hiện chương trình dạy học thực chất của Nhà trường. Từ đó góp phần chấn chỉnh kỉ cương, nề nếp, kiên quyết ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực, quản lý tài chính và tài sản trong trường học.Tổ chức kiểm tra việc thực hiện luật phòng chống tham nhũng, chống lãng phí, luật khiếu nại tố cáo …vv.

BGH phối hợp với BCH Công đoàn tổ chức hoạt động của ban thanh tra nhân dân theo luật thanh tra.Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở trong đơn vị.

  2.Nội dung kiểm tra

  2.1. Kiểm tra công tác quản lý

Kiểm tra công tác quản lý chuyên môn của các tổ chuyên môn, quản lý tài chính và tài sản trong trường học. Kiểm tra việc thực hiện quy định của Bộ GD&ĐT về chương trình GDMN, thực hiện mục tiêu phổ cập GD cho trẻ 5 tuổi. Kiểm tra về các việc thực hiện các hoạt động đảm bảo các điều kiện cảnh quan môi trường sư phạm.

Kiểm tra việc  quản lý chỉ đạo thực hiện đổi mới chương trình giáo dục mầm non và đổi mới  phương pháp dạy học của các tổ chuyên môn trong việc thực hiện chương trình, nội dung, kế hoạch giáo dục, quy chế chuyên môn, kiểm tra việc ứng dụng CNTT trong việc chăm sóc giáo dục trẻ đảm bảo phát triển 5 mặt.

Kiểm tra việc đổi mới công tác quản lý và tham gia đánh giá Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, giáo viên theo quy định chuẩn  nghề nghiệp. Kiểm tra tài chính, tài sản. kiểm tra công tác văn thư lưu trữ, kiểm tra các hoạt động dạy và học, kiểm tra đánh giá các nguồn lực và điều kiện đảm bảo cho việc dạy và học.

Kiểm tra việc thực hiện phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện – học sinh tích cực” của giáo viên và học sinh. Thực hiện 3 công khai theo Thông tư 09.

 2.2 Kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên

Kiểm tra  để đánh giá chính xác phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, chấp hành pháp luật, chấp hành quy chế của nghành, nội bộ của trường, ý thức đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực: sự tín nhiệm của đồng nghiệp, thái độ phục vụ nhân dân và học sinh, không bạo hành không xâm phạm nhân phẩm của học sinh.

Kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết 29 “ Đổi mới căn bản toàn diện Giáo dục và Đào tạo” và các nhiệm vụ chuyên môn: thực hiện quy chế chuyên môn; soạn giảng; bảo đảm hồ sơ theo quy định, thanh tra việc làm và sử dụng đồ dùng thiết bị dạy học, việc ứng dụng CNTT trong dạy học;  kết quả giảng dạy; thực hiện các nhiệm vụ khác được giao.

Tăng cường công tác kiểm tra  việc hoàn thành chương trình, phát hiện và xử lý kịp thời  những trường hợp vi phạm, cắt xén chương trình, kiên quyết ngăn chặn những hiện tượng tiêu cực nhằm thực hiện đúng với tinh thần của cuộc vận động “Hai không” với 4 nội dung trong giáo dục.

Kiểm tra và giải quyết những khiếu tố, khiếu nại. chống tham ô, lãng phí, tiêu cực để bảo vệ lợi ích  hợp pháp của ngườn lao động; đồng thời cũng kiên quyết xử lý  những trường hợp lợi dụng dân chủ  để cơ hội trục lợi cá nhân và khiêu tố, khiếu nại trái với pháp luật đã quy định.

Qua kiểm tra đề xuất với cấp trên tinh giảm hoặc bố trí lại những người có tay nghề không đáp ứng được yêu cầu công tác, hoặc những trường hợp thoái hóa biến chất, vi phạm nghiêm trọng quy chế chuyên môn, đạo đức nhà giáo làm ảnh hưởng lớn đến đội ngũ nhà giáo.

2.3. Kiểm tra chuyên đề

Chuyên đề HSSS 2 giáo viên/ lần / năm

Chuyên đề tự chọn 1 lần/1 giáo viên/ năm.

Chuyên đề hồ sơ tổ chuyên môn 2 lần/tổ/ năm.

Chuyên đề tài chính – Hành chính 1 lần/ năm.

Chuyên đề thưc hiện chế độ chính sách đối với CB-GV-NV và HS 3 tháng 1 lần.

Chuyên đề cơ sở vật chất, thiết bị dạy và học.

2.4. Kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn

Thường xuyên kiểm tra đột xuất việc thực hiện quản lý hồ sơ, giáo án..vv.

Kiểm tra thường xuyên việc thực hiện giờ giấc trên lớp đúng quy định.

Chất lượng giảng dạy của giáo viên, kiểm tra các loại hồ sơ của giáo viên và các hồ sơ khác có liên quan.

Kiểm tra giờ dạy trên lớp: Dự tối đa là 2 hoạt động, có phân tích đánh giá giờ dạy.

Thực hiện kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên; các nhiệm vụ khác được giao; công tác kiêm nhiệm khác.

2.5. Thực hiện chương trình giáo dục mầm non

Kiểm tra kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ, sử dụng ĐDDH khi lên lớp.

Kiểm tra việc thực hiện chương trình theo những nội dung đổi mới được tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ hè để rút ra những kinh nghiệm trong quản lí,chỉ đạo.

Kiểm tra toàn diện tổ chuyên môn.

Tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra các đợt khảo sát chất lượng đầu năm và cuối năm

Tổ chức kiểm điểm đánh giá rút kinh nghiệm qua các đợt khảo sát tay nghề giáo viên nhằm kiểm điểm những sai sót tiêu cực trong đơn vị.

Tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện chương trình và xử lý nghiêm các trường hợp cắt xén chương trình.

Đối với cán bộ quản lý,GV-NV cần xác định rõ trách nhiệm trong các đợt khảo sát chất lượng học sinh để kịp thời điều chỉnh kế hoạch giáo dục.

* Kiểm tra việc thực hiện lộ trình phổ cập giáo dục mầm non

– Việc thành lập, kiện toàn Ban chỉ đạo phổ cập.

– Huy động học sinh trong độ tuổi phổ cập đến trường.

2.6. Kiểm tra hoạt động của bộ phận hành chính

Kiểm tra việc soạn thảo, luân chuyển, lưu trữ công văn đi, công văn đến; Kiểm tra việc quản lý con dấu; Kiểm tra việc quản lý các hồ sơ, sổ sách hành chính

Kiểm tra hồ sơ  Y tế học đường.

2.7. Kiểm tra hoạt động bán trú

Kiểm tra hoạt động bán trú cũng thực hiện các nhiệm vụ: kiểm tra, đánh giá, tư vấn, thúc đẩy.

Kiểm tra cơ sở vật chất phục vụ bán trú; Kiểm tra hoạt động của bộ phận nuôi dưỡng, chăm sóc như sổ cung cấp thực phẩm, thực đơn, sổ chợ, sổ định lượng …

2.8. Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tiếp công dân

Thực hiện giải quyết dứt điểm các đơn thư kịp thời, thỏa đáng, không để phát sinh đơn thư vượt cấp.

Tập trung tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện dân chủ trong trường học, minh bạch trong xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch, hạn chế đơn thư nặc danh, mạo tên. Kiên quyết xử lí thích đáng những CB, GV, NV lợi dụng dân chủ để khiếu nại, tố cáo.

Kiểm tra việc thực hiện chương trình hành động thực hiện luật thực hành tiết kiệm,  chống tham nhũng, lãng phí tham ô bảo đảm sự trong sạch của đội ngũ.

Xây dựng và thực hiện tốt quy chế dân chủ, quy chế làm việc  trong nhà trường nhằm đảm bảo công bằng và hạn chế thấp nhất mâu thuẫn nội bộ, có lịch tiếp dân, phụ huynh theo quy định  của pháp luật, đảm bảo có nơi tiếp dân và phụ huynh vào các ngày trong tuần.

Giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo trong phạm vi cho phép. Nếu không thuộc phạm vi giải quyết thì báo cáo lên cấp trên, để kịp thời giải quyết  những vướng mắc trong đơn vị.

2.9. Kiểm tra tài chính

Luôn theo dõi tình hình diễn biến thu chi trong đơn vị, công khai các khoản thu, chi các khoản trong ngân sách hàng quý vào các buổi họp hội đồng nhà trường.

Đối với các khoản thu, chi ngoài ngân sách khoản quỹ phụ huynh do hội phụ huynh quyết định các khoản chi nhưng nhà trường vẫn theo dõi tình hình thu loại quỹ này ở sổ sách kế toán, thủ quỹ nhà trường.

Kiểm tra tài chính 2 lần/ năm.

  1. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH KIỂM TRA
  2. Chuẩn bị

Thành lập tổ kiểm tra (Quyết định của Hiệu Trưởng).

Các văn bản qui định, chương trình, xây dựng kế hoạch, các loại biên bản liên quan.

Kế hoạch giảng dạy của giáo viên.

  1. Các bước tiến hành kiểm tra

B1- Kiểm tra có thể hiệu trưởng, hiệu phó, tổ trưởng hoặc giáo viên

B2- Người kiểm tra có trình độ và chuyên môn vững vàng.

B3- Kiểm tra công việc của giáo viên.

B4- Dự giờ ít nhất 2 hoạt động, khảo sát chất lượng học sinh.

B5- Biên bản nhận xét, đánh giá, trao đổi nhận xét đánh giá trực tiếp tại lớp.

B6 –Kiểm tra hồ sơ của giáo viên và của trẻ.

B7- Xem lại hồ sơ lưu trở về các lần kiểm tra của trường đối với giáo viên.

B8- Kết thúc kiểm tra.

  1. Nội dung kiểm tra

Đánh giá chính xác về trình độ năng lực của giáo viên, nhân viên theo từng nhiệm vụ cụ thể.

* Kiểm tra đánh giá trình độ nghiệp vụ tay nghề

Trình độ nắm kiến thức, kĩ năng,thái độ.

Trình độ vận dụng phương pháp dạy và giáo dục (Chủ yếu ở tiết lên lớp).

* Kiểm tra đánh giá về thực hiện quy chế chuyên môn.

Thực hiện chương trình kế hoạch giảng dạy lấy trẻ làm trung tâm.

Đảm bảo các yêu cầu về soạn bài.

Thí nghiệm sử dụng đồ dùng dạy học, làm đồ dùng.

Đầy đủ hồ sơ theo quy định.

Bồi dưỡng kiến thức văn hóa, nghiệp vụ theo kế hoạch.

* Phẩm chất  chính trị, đạo đức lối sống;

Nhận thức tư tưởng, chính trị : chấp hành các chính sách pháp luật của nhà nước, việc chấp hành các quy chế của nghành, quy định của cơ quan , đơn vị đảm bảo số lượng chất lượng ngày giờ công lao động.

Đạo đức, nhân cách, lối sống, ý thức đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực sự tín nhiệm trong đồng nghiệp, thái độ và phục vụ nhân dân và học sinh.

Không gây mất đoàn kết nội bộ,luôn có tinh thần xây dựng tập thể.

Việc thực hiện các cuộc vận động , hưởng ứng các phong trào thi đua.

*Kết quả giảng dạy, giáo dục

Kết quả học tập rèn luyện của học sinh qua các lần khảo sát và lần khảo sát trực tiếp trên lớp.

*Thực hiện công tác khác.

Thực hiện công tác khác do hiệu trưởng và các tổ chức có trách nhiệm phân công thực hiện theo kế hoạch.

Xem xét. Kiểm tra hồ sơ cá nhân, hồ sơ chuyên môn và các hồ sơ kiêm nhiệm khác có liên quan.

Dự giờ hoạt động lên lớp của giáo viên, khảo sát chất lượng trẻ sau mỗi lần hoạt động dự. Trao đổi, rút kinh nghiệm với đối tượng kiểm tra, lập phiếu dự giờ.

Trao đổi với tổ trưởng chuyên môn, phụ trách chuyên môn.

Hoàn thiện hồ sơ kiểm tra gồm; Phiếu nhận xét của Hiệu trưởng, phiếu dự giờ, quan sát hoạt động.

Thông báo kết quả kiểm tra cho đối tượng kiểm tra.

của trường năm học 2018– 2019 xây dựng kế hoạch thực hiện cho lĩnh vực quản lý.

Các tổ khối trưởng căn cứ kế hoạch kiểm tra của phó hiệu trưởng  xây dựng kế hoạch kiểm tra, trong quá trình kiểm tra có trách nhiệm phối hợp tốt với nhau để thực hiện công tác kiểm tra nội bộ trường học đúng quy định và đạt hiệu quả cao.

  1. Hình thức kiểm tra

Kiểm tra đột xuất, báo trước 5 đến 10 phút trước giờ lên lớp (HSSS,tiết dạy).

Kiểm tra toàn diện báo trước 3 ngày.

  1. Thời hạn kiểm tra

Không quá 3 ngày  công bố quyết định kiểm tra đối với kiểm tra toàn diện có báo trước.

Kiểm tra chuyên đề, đột xuất tùy vào nội dung kiểm tra có thời gian cụ thể.

  1. Lưu trữ hồ sơ

– Tất cả hồ sơ thanh tra, kiểm tra, các văn bản giấy tờ liên quan đến công tác kiểm tra phải được lưu trữ tại bộ phận văn thư, lưu trữ nhà trường.

– Các loại hồ sơ này phải có đầy đủ các nội dung (phần trống trong biểu mẫu không ghi chép thì gạch chéo), đủ các chữ ký của người kiểm tra và đối tượng kiểm tra, sắp xếp theo thứ tự và được bọc trong bìa Kiểm tra nội bộ nhà trường.

  1. Chế độ báo cáo

– Trong năm học mỗi tổ công tác có 3 báo cáo:

+ Sau mỗi nội dung kiểm tra phải có báo cáo gửi trưởng ban kí duyệt( trong năm học có thể có nhiều báo cáo cho mỗi lĩnh vực).

+ Học kỳ 1: Hoàn thành và nộp cho trưởng ban trước ngày 27/01/2019

+ Học kỳ 2: Hoàn thành và nộp cho trưởng ban trước ngày 10/06/2019.

Trên đây là kế hoạch của công tác kiểm tra nội bộ năm học 2018 – 2019 của Trường mẫu giáo Ea Pô. Kính mong cấp trên quan tâm chỉ đạo sát sao để nhà trường hoàn thành kế hoạch góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học.

 

Nơi nhận:                                                                                                                                                        

– Phòng GD&ĐT (để báo cáo);                                                        HIỆU TRƯỞNG        

– UBND xã; CB, GV, NV trường MGEP;

– Lưu VT.         

                                                                                

                                                                                     Mai Thị Kim Liên

 

                    DUYỆT PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PGD&ĐT HUYỆN CƯ JÚT     CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG MG EA PÔ                   Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số ….. /QĐ-MG                                            Ea pô, ngày …. tháng 09 năm 2018

                                                                           

QUYẾT ĐỊNH

“V/v Thành lập tổ kiểm tra nội bộ năm học 2018-2019”

 

HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG MẪU GIÁO EA PÔ

 

Căn cứ điều 16- Điều lệ Trường Mầm Non được ban hành kèm theo Quyết định số: 14/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 07/4/2008 của Bộ trưởng BGD&Đ; quy định chức năng,quyền hạn của Hiệu trưởng trường Mầm Non.

Căn cứ vào tình hình thực hiện nhiệm vụ năm học 2018-2019 của Trường Mẫu Giáo Ea Pô;

 

QUYẾT ĐỊNH

 

          Điều 1. Thành lập ban kiểm tra nội bộ của trường Mẫu Giáo Ea Pô gồm ông,bà có tên dưới đây:

1.Bà:   Mai Thị Kim Liên         Hiệu trưởng                                  Trưởng ban

  1. Bà: Bùi Thị Bằng                P.Hiệu trưởng Kiêm BTCB          Phó ban
  2. Bà:  Phan Thị Hồng             P.Hiệu trưởng                                Phó ban
  3. Bà: Đào Thị Hòa        Tổ trường CM khối lá                         Thành viên
  4. Bà: Lê Thị Huyền          Tổ trưởng CM  chồi+ mầm:                Thành viên
  5. Bà: Bùi Thị Thúy Bí thư chi đoàn                                 Thành viên

7.Bà:  Nguyễn Thị Lan       Chủ tịch công đoàn                              Thành viên

8.Ông: Hoàng Đức Huỳnh  Kế toán                                               Thành viên

Điều 2. Ban kiểm tra nội bộ có nhiệm vụ xây kế hoạch kiểm tra nội bộ trong năm học 2018-2019 và tiến hành kiểm tra theo nội dung, kế hoạch đã đề ra.

Điều 3. Các bộ phận có liên quan và các ông, bà có tên tại điều I chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.

 

Nơi nhận:                                                                      HIỆU TRƯỞNG

  • Phòng GD&ĐT Cư Jút
  • Điều 3(t/h)
  • Lưu VT.MG