Website Trường Mầm Non Ea Pô

kế hoạch chuyên đề phát triển vận động năm học 2018-2019

Người đăng: Ngày đăng: Lượt xem:

PHÒNG GD&ĐT CƯ JÚT

TRƯỜNG MG EAPÔ

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

Số:    /KHCĐ- MG               EaPô, ngày 04 tháng 9 năm 2018

 

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ “NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG” CHO TRẺ TRONG TRƯỜNG MẦM NON

NĂM HỌC: 2018-2019

Thực hiện công văn số 700/SGDĐT-GDMN ngày 04 tháng 6 năm 2014 của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Nông và kế hoạch số 11/KH – PGD & ĐT- GDMN ngày 05/07/2014 của phòng giáo dục đào tạo Cu Jút về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch và thực hiện chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mẫu giáo năm học 2018 – 2019.

Căn cứ tình hình thực tế của nhà trường, trường mẫu giáo EaPô xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non năm học 2018 – 2019 như sau:

  1. MỤC TIÊU CHUYÊN ĐỀ
  2. Mục tiêu chung: Nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục và phát triển vận động cho trẻ mầm non giúp trẻ phát triển các tố chất vận động nhanh, mạnh, bền, dẻo dai và khéo léo, góp phần nâng cao tầm vóc và thể lực cho trẻ em mầm non trong độ tuổi từ 3- 5 tuổi tại nhà trường, góp phần nâng cao tầm vóc và thể lực của trẻ em Việt nam trong giai đoạn mới.
  3. Mục tiêu cụ thể
  4. a) Cải thiện, tăng cường các điều kiện phục vụ hoạt động giáo dục phát triển vận động (GDPTVĐ); từng bước chuẩn hoá, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi…nhằm tạo môi trường tốt phục vụ cho việc tổ chức các hoạt động phát triển vận động cho trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non. Đảm bảo năm học 2018 – 2019 có 100% các  lớp mẫu giáo có đủ trang thiết bị, dụng cụ giáo dục PTVĐ cho trẻ theo quy định tại Thông tư số 02/2010/TT-BGDĐT.
  5. b) Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng sư phạm, khả năng vận dụng và đổi mới hình thức tổ chức, sáng tạo trong phương pháp giảng dạy cho đội ngũ giáo viên mầm non (GVMN). Bồi dưỡng về mặt nhận thức cũng như nội dung thực hiện chuyên đề GDPTVĐ cho 100% đội ngũ cán bộ quản lý và GVMN.
  6. c) Nâng cao chất lượng GDPTVĐ cho trẻ thông qua các hoạt động giáo dục trong các cơ sở GDMN. Đảm bảo 100% các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo tổ chức hiệu quả hoạt động GDPTVĐ ; 100% các cháu được tham gia các hoạt động GDPTVĐ như: tăng cường thời lượng vận động cho trẻ, tăng cường hệ thống bài tập vận động giúp trẻ mạnh dạn, tự tin, nhanh nhẹn, khéo léo, bền dẻo. Hình thức tổ chức hoạt động phát triển vận động linh hoạt, có sự tích hợp với các hoạt động giáo dục phát triển: ngôn ngữ, trí tuệ, thẩm mỹ và tình cảm xã hội nhằm tăng cường tính độc lập, tự chủ của trẻ.
  7. d) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi và huy động sự tham gia phối hợp của các bậc cha mẹ, cộng đồng nhằm tạo sự thống nhất giữa nhà trường, gia đình và xã hội cùng chăm lo giáo dục phát triển vận động cho trẻ tuổi mầm non.

– Nhà trường tăng cường, từng bước cải thiện các điều kiện phục vụ hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong nhà trường.

– Từng bước chuẩn hoá, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi…nhằm tạo môi trường tốt phục vụ cho việc tổ chức các hoạt động phát triển vận động cho trẻ phù hợp độ tuổi.

– Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ mầm non thông qua các hoạt động chăm sóc giáo dục trong các tiết dạy và các hoạt động trong nhà trường.

– Chú ý tăng cường thời lượng vận động, hệ thống bài tập vận động giúp trẻ mạnh dạn tự tin, nhanh nhẹn và khéo léo, khỏe mạnh, bền dẻo và duy trì vận động tốt, phát triển tố chất vận động ở trẻ.

– Hình thức tổ chức hoạt động phát triển vận động linh hoạt, có sự tích hợp với các hoạt động giáo dục phát triển: ngôn ngữ, trí tuệ, thẩm mỹ và tình cảm xã hội nhằm tăng cường tính độc lập, tự chủ của trẻ.

– Nâng cao kỹ năng tổ chức giáo dục phát triển vận động cho trẻ của giáo viên trong nhà trường.

– Làm tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi và huy động sự tham gia phối hợp của các bậc cha mẹ, cộng đồng nhằm tạo sự thống nhất giữa nhà trường, gia đình và xã hội cùng chăm lo giáo dục phát triển vận động cho trẻ tuổi mầm non.

  1. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
  2. Thuận lợi

– Trong những năm gần đây trường Mẫu giáo Ea Pô luôn nhận được sự quan tâm tạo điều của Phòng GD&ĐT huyện Cư Jút về  việc đầu tư, bổ sung  cơ sở vật chất phục vụ cho công tác dạy và học của cô và trò trong nhà trường.

– Nhà trư­­ờng luôn tạo điều kiện thuận lợi để cho giáo viên học tập lẫn nhau qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề về phát triển vận động  cho trẻ và thực hành luyện tập .

– 100% đội ngũ giáo viên có trình độ chuẩn, có kiến thức về lĩnh vực phát triển vận động, nhiệt tình, có trách nhiệm với công việc.

– Trên 100% trẻ thường trú tại xã EaPô nên thuận lợi cho việc thực hiện chuyên đề.

 

– Đư­­ợc sự quan tâm giúp đỡ của phòng Phòng GD&ĐT huyện Cư Jút, các cấp lãnh đạo địa phư­­ơng và sự ủng hộ nhiệt tình của các bậc phụ huynh học sinh đã ủng hộ kinh phí để nhà tr­­ường làm đồ chơi góc vận động, góp phần cho việc thực hiện chuyên đề phát triển vận động  cho trẻ.

  1. Khó khăn

Phát triển vận động cho trẻ MN là việc làm thường ngày của các cô giáo khi trực tiếp dạy dỗ  các cháu ở trường MN. Song khi đi sâu vào chuyên đề phát triển vận động vẫn còn gặp một số khó khăn, hạn chế như sau:

– Một số giáo viên còn hạn chế trong việc sáng tạo các động tác tập luyện kết hợp với nhạc cho trẻ nghe và thực hành tập luyện .

– Phòng hoạt động giáo dục thể chất đồ dùng, dụng cụ còn chưa đầy đủ nên còn nhiều ảnh hưởng đến việc cho trẻ làm quen với 1 số hoạt động thể chất.

– Đồ chơi góc vận động còn hạn chế nên ảnh hưởng các hoạt động phát triển vận động của trẻ.

       III. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

 

  1. Đối với đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên:

– Nắm được mục đích, yêu cầu phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non. Khai thác sâu nội dung phát triển vận động cho trẻ, xây dựng kế hoạch giáo dục thể chất cho trẻ theo chương trình GDMN phù hợp với trẻ của lớp, với điều kiện thực tế của địa phương. Nắm vững các phương pháp giáo dục thể chất, đổi mới hình thức tổ chức phát triển vận động cho trẻ.

– Xây dựng nội dung, cách thức tuyên truyền với các bậc phụ huynh về triển khai thực hiện chuyên đề phù hợp, làm chuyển biến nhận thức của phụ huynh trong việc phát triển vận động cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ. Thu hút được sự quan tâm của phụ huynh đối với nhà trường: hợp tác cùng với giáo viên trong việc phát triển vận động cho trẻ, đóng góp công sức, kinh phí đầu tư mua sắm thêm thiết bị, dụng cụ, đồ chơi cho trẻ vui chơi.

– Đổi mới phương pháp giảng dạy, sáng tạo trong việc tổ chức thực hiện chuyên đề phát triển vận động.

  1. Đối với trẻ:

– Trẻ khỏe mạnh phát triển cân đối, hài hòa về hình thái và chức năng cơ thể của trẻ. Phát triển các tố chất nhanh, mạnh, khéo, bền; phát triển khả năng định hướng trong không gian. Có khả năng vận động và phối hợp vận động tốt, có ý thức giữ gìn sức khỏe bản thân, thích hoạt động, mạnh dạn, tự tin, có ý thức kỷ luật khi tham gia các hoạt động thể chất, phát huy các tố chất vận động khéo léo, kiên trì, bền bỉ, dẻo dai, đáp ứng yêu cầu mong đợi của chương trình GDMN đối với các độ tuổi và các chỉ số phát triển thể chất trong bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi:

+ Đối với trẻ mẫu giáo: phát triển khả năng thực hiện các vận động một cách tự tin và khéo léo; biết phối hợp vận động cùng trẻ khác, hào hứng tham gia vào hoạt động phát triển thể lực; khả năng sử dụng một số đồ dùng trong vui chơi, học tập, sinh hoạt. Hình thành một số hiểu biết về ích lợi của việc luyện tập vận động đối với sự phát triển cơ thể và bảo vệ sức khỏe.

  1. NỘI DUNG

       A- Khảo sát thực trạng của trường

  1. Số lượng

       – Toàn trường có 10 nhóm lớp với 3 điểm trường (trong đó điểm trường trung tâm 07 nhóm, lớp; Điểm trường lẻ 3lớp)

– Tổng số giáo viên 20 người, 20/20 đạt tỉ lệ 100% trình độ chuẩn, trong đó trên chuẩn là 16/20 đạt tỉ lệ 80%.

– 100% giáo viên biết xây dựng nội dung thực hiện các hoạt động phát triển vận động sát với kế hoạch của nhà trường, phù hợp với chủ đề, kế hoạch tuần kế hoạch hàng ngày, phù hợp độ tuổi thông qua việc soạn giáo án tiết học thể dục, thể dục sáng và trò chơi vận động được sử dụng trong tiết học thể dục, trong khi chơi ở trong lớp và ngoài trời trong các thời điểm như: đón trẻ, đi dạo, giờ chơi, hoạt động chiều, trả trẻ…

– Một số giáo viên còn hạn chế về tác phong sư phạm, khả năng xác định đúng về nội dung, phượng pháp tổ chức các hoạt động vận động, đặc biệt một số giáo viên chưa biết vận dụng các phương tổ chức các hoạt động sáng tạo, phù hợp với độ tuổi.

  1. Triển khai nội dung phát triển vận động cho trẻ:

2.1. Đối với trẻ ở độ tuổi mẫu giáo: Tập vận động các nhóm cơ và hệ hô hấp; tập các vận động cơ bản; các cử động bàn tay, ngón tay phát triển hoàn thiện, khéo léo và biết lợi ích của việc luyện tập đối với sức khỏe.

  1. Các hình thức tổ chức phát triển vận động cho trẻ:

       3.1. Đối với hoạt động học: Việc dạy trẻ những kĩ năng vận động, hình thành và phát triển các tố chất vận động phù hợp với từng lứa tuổi của trẻ, nội dung của chương trình thể dục: đội hình đội ngũ, bài tập phát triển chung, bài tập vận động cơ bản và trò chơi vận động.

       3.2. Đối với hoạt động chơi: Sắp xếp khoảng không gian an toàn cho trẻ vận động, kích thích hoạt động tự vận động cho trẻ, quan tâm giáo dục cá biệt đối với trẻ hoặc khuyến khích trẻ tự vận động, tạo tình huống để trẻ có thể ôn luyện các vận động đã được luyện tập trong tiết học (đối với trẻ nhà trẻ).

– Tạo điều kiện cho trẻ tự luyện tập những bài tập, trò chơi mà trẻ yêu thích, việc áp dụng phương pháp giáo dục cá biệt cho trẻ, tập luyện thêm năng khiếu về thể dục thể thao cho trẻ (đối với trẻ mẫu giáo).

 

       2.3. Các phương tiện phát triển vận động cho trẻ:

       – Phương tiện vệ sinh: Chế độ vệ sinh trong luyện tập cho trẻ tại các nhóm lớp: vệ sinh dinh dưỡng, vệ sinh môi trường, vệ sinh thân thể, vệ sinh quần áo sạch sẽ.

– Vệ sinh  thiết bị, dụng cụ thể dục: Phải đảm bảo tính giáo dục, an toàn, thẩm mỹ.

       – Phương tiện thiên nhiên: Việc tận dụng các phương tiện thiên nhiên như: áng sáng mặt trời, không khí và nước cho trẻ tập luyện.

       – Bài tập thể chất: bài tập thể dục, trò chơi vận động…

       – Cơ sở vật chất: Phòng thể chất, sân chơi an toàn cho trẻ chơi. Có các loại đồ chơi cần thiết cho trẻ phát triển vận động như: cầu trượt, thang leo, bập bênh, ống chui, cổng, vòng, gậy, ghế thể dục, bục gỗ, các loại vòng, gậy thể dục, cột ném bóng….

– Dụng cụ thể thao di động: cầu thăng bằng, bậc gỗ, giá ném, xe đẩy chân, đệm, bóng các loại.

– Dụng cụ thể thao tự chế: cầu, bao cát, dây, nơ…, một số đồ dùng đan, tết, bện, cài khuy, buộc dây, cắt, dán, tô màu…

       2.4. Phương pháp phát triển vận động cho trẻ:

– Sử dụng các phương pháp phát triển vận động cho trẻ và phối hợp sử dụng các phương pháp trong quá trình giáo dục thể chất cho trẻ mầm non: nhóm phương pháp trực quan; nhóm phương pháp dùng lời nói; nhóm phương pháp thực hành.   

  1. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG TRIỂN KHAI CHUYÊN ĐỀ

– Tổ chức kiểm tra, rà soát đánh giá thực trạng về tình hình thực hiện giáo dục phát triển vận động trong nhà trường.
– Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chuyên đề giáo dục phát triển vận động trong năm học 2018-2019
– Tổ chức các tiết dạy mẫu phát triển vận động.

– Tổ chức kiểm tra việc thực hiện nội dung GDPTVĐ tại các lớp.
– Thực hiện tốt công tác xã hội hoá giáo dục, tăng cường đầu tư bổ sung, mua sắm trang thiết bị, đồ dùng, tài liệu, học liệu cần thiết cho các lớp đặc biệt là  lớp thực hiện điểm về chuyên đề.

  1. Công tác chỉ đạo điểm:

– Các nhóm lớp chủ động đưa các nội dung của chuyên đề vào trong kế hoạch chủ đề, kế hoạch tuần, kế hoạch hàng ngày và tổ chức triển khai thực hiện.

– Lớp chỉ đạo điểm thực hiện chuyên đề: Tất cả các lớp trong nhà trường.

  1. Công tác đại trà: – Chỉ đạo toàn trường thực hiện tốt nhiệm vụ năm học, trong đó chuyên đề: “Phát triển vận động” cho trẻ  trong trường mầm non triển khai 100% tới các nhóm lớp .  Từ thực trạng về phát triển vận động cho trẻ mầm non để có các giải pháp tham mưu trong việc cải tạo, nâng cấp phòng học, phòng thể chất  đáp ứng yêu cầu về diện tích cho trẻ hoạt động học tập và vui chơi. Tập trung đầu tư các thiết bị, dụng cụ phát triển vận động cho trẻ, bồi dưỡng đội ngũ đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
         3. Công tác tuyên truyền:
    – Lựa chọn nội dung, hình thức tuyên truyền phù hợp với mục đích, nội dung
    của chuyên đề“ Phát triển vận động cho trẻ mầm non” nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong các trường mầm non và các bậc phụ huynh.
    – Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, thu hút sự quan tâm, ủng hộ đóng góp nhà trường đầu tư thiết bị, đồ chơi phát triển vận động cho trẻ mầm non và phối hợp với nhà trường trong việc hình thành một số thói quen tốt trong ăn uống, vệ sinh cá nhân, giữ gìn sức khỏe và những thói quen vận động cần thiết cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ.
  2. Công Tác tổ chức các hoạt động phát triển vận động trong nhà trường
  3. a) Nội dung:

Theo qui định trong chương trình giáo dục mầm non, thực hiện cấu trúc, nội dung và cách thức tiến hành tiết học thể dục cho trẻ đảm bảo yêu cầu:

– Thể dục buổi sáng: Các động tác trong bài tập thể dục phải đảm bảo phát triển được nhóm cơ và hô hấp.
– Tiết học phát triển vận động: Tổ chức hoạt động có chủ đích phát triển các vận động cơ bản cho trẻ, khả năng phối hợp các giác quan và vận động.
– Tổ chức các trò chơi rèn sự khéo léo của đôi bàn tay.

  1. Hình thức tổ chức:
    – Thông qua tổ chức các hoạt động cho trẻ phát triển vận động dưới nhiều hình thức phù hợp như Tổ chức trong các hoạt động học, tổ chức chơi ngoài trời dưới hình thức trò chơi, Hội khoẻ, ….
  2. Xây dựng môi trường phát triển vận động trong nhà trường.
    * Môi trường trong lớp học: 

+ Sắp xếp các góc chơi hợp lí, phù hợp với độ tuổi, tạo khoảng không gian rộng rãi, an toàn cho trẻ tự do vận động. Đầu tư đủ các đồ dùng, dụng cụ cần thiết cho việc phát triển vận động của trẻ ở góc chơi. Bổ sung các loại đồ chơi tự tạo phong phú về chủng loại, chất liệu đạt chất lượng hỗ trợ phát triển các nhóm cơ nhỏ cho trẻ.
+ Sắp xếp đồ dùng, dụng cụ hợp lý, hấp dẫn trẻ tham gia vào hoạt động.
* Môi trường ngoài lớp học: 
– Qui hoạch khu vui chơi cho trẻ tại sân trường, đảm bảo diện tích cho trẻ hoạt động. Sân chơi phải bằng phẳng, sạch sẽ, an toàn, có cây xanh bóng mát. Đối với các trường Mầm non có phòng giáo dục thể chất cũng phải đảm bảo diện tích chơi và tuyệt đối an toàn cho trẻ.
– Có các thiết bị đồ chơi phong phú cho trẻ vui chơi. Phát huy tính năng sử dụng của các loại đồ chơi ở sân trường và phòng hoạt động thể chất (nếu có).

– Tổ chức kiểm tra, khảo sát thực trạng giáo dục phát triển vận động, đánh giá về chất lượng giáo dục phát triển vận động, trang thiết bị, đồ dùng phục vụ giáo dục phát triển vận động cho trẻ ở các lớp và trong nhà trường. Trên cơ sở kết quả kiểm tra, rà soát Ban giám hiệu chủ động xây dựng kế hoạch mua sắm, bổ sung trang thiết bị đầy đủ, phù hợp và kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên về PTVĐ theo từng năm học.

– Ban giám hiệu chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện chuyên đề trong năm học 2018 – 2019 phải  phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường. Sưu tầm, nghiên cứu tài liệu để tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ giáo viên về giáo dục phát triển vận động.

– Nhà trường tích cực tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển vận động, tăng cường cho trẻ vận động ngoài trời đảm bảo an toàn, phù hợp với từng độ tuổi và điều kiện của trường, lớp; chú trọng việc xây dựng môi trường, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị,  khai thác, sử dụng có hiệu quả của các trang thiết bị hiện có để giáo dục phát triển vận động cho trẻ một cách khoa học, hài hòa và hợp lý.

Xây dựng nội dung tuyên truyền. Phối hợp với các bậc cha mẹ, các tổ chức đoàn thể xã hội trong việc huy động các nguồn lực để hỗ trợ đầu tư mua sắm trang thiết bị như: Xây dựng khu vực vận động ngoài trời; Tạo môi trường phù hợp và tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ.

– Tổ chức sơ kết, tổng kết và báo cáo tình hình thực hiện chuyên đề giáo dục phát triển vận động cho trẻ theo đúng yêu cầu của cơ quan quản lý.

  1. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

– Nhà trư­­ờng xây dựng kế hoạch chỉ đạo thực hiện chuyên đề phát triển vận động cho trẻ mầm non theo năm, tháng và từng tuần.

– Căn cứ Kế hoạch thực hiện chuyên đề của nhà trường, các nhóm lớp xây dựng kế hoạch chi tiết, phù hợp điều kiện nhóm lớp.

– Triển khai việc thực hiện chuyên đề cho giáo viên theo kế hoạch 1 lần/tháng. Hàng tuần có kế hoạch bồi d­ưỡng cho đội ngũ giáo viên .

– Bồi dưỡng chuyên môn chuyên đề cho đội ngũ giáo viên, xây dựng tiết dạy mẫu, tổ chức sinh hoạt chuyên môn hàng tuần.

– Tổ chức tốt hoạt động  thể dục vào buổi sáng giữa các khối lớp trong  trường phù hợp với điều kiện dự báo thời tiết và thực hiện theo chủ đề.

– Xây dựng môi tr­­ường hoạt động hoạt động phù hợp .

– Làm đồ dùng đồ chơi phục vụ chuyên đề.

– Khuyến khích tạo điều kiện cho giáo viên đi học bồi d­ưỡng .

– Tổ chức cho giáo viên giỏi đi tham quan học tập kinh nghiệm ở các đơn vị điển hình thực hiện tốt chuyên đề vận động cho trẻ, để từ đó nhân rộng ra toàn trường.

– Tăng cường công tác tham m­­ưu với các cấp lãnh đạo đầu ­­ thêm  trang thiết bị phục vụ cho việc thực hiện chuyên đề phát triển vận động cho trẻ .

– Tổ chức tuyên truyền về tầm quan trọng, nội dung, phương pháp giáo dục phát triển vận động cho trẻ mầm non tới các bậc cha mẹ và cộng đồng phù hợp với điều kiện thực tiễn của trường, lớp thông qua hệ thống loa truyền thanh, các buổi họp phụ huynh, góc tuyên truyền của trường, lớp…

– Chỉ đạo 9/9 nhóm, lớp thực hiện tốt chuyên đề  giáo dục phát triển vận động. Tổ chức sưu tầm tài liệu, hệ thống bài tập như đĩa nhạc thể dục theo chủ đề; Bài tập phát triển hô hấp, tay vai, lườn bụng, bật, bài tập vận động cơ bản, trò chơi vận động phù hợp độ tuổi mẫu giáo 3 tuổi, 4 tuổi, 5 tuổi; thiết kế các hoạt động giáo dục thể dục sáng, thể dục chính khóa, dạo chơi ngoài trời.

– Thực hiện tốt công tác xã hội hoá giáo dục, huy động nguồn lực từ phụ huynh để bổ sung, mua sắm trang thiết bị, đồ dùng, tài liệu, học liệu cần thiết các nhóm, lớp nhất là ưu tiên lớp thực hiện điểm về chuyên đề.

– Tham mưu với UBND xã và  phụ huynh để xây dựng khu vui chơi vận động, phát triển thể chất ngoài trời, sân trường với nhiều phương tiện cho trẻ hoạt động như : Sân bóng (bóng đá, bóng ném ; khu vui chơi trò chơi dân gian như ném còn, nhảy dây, kéo co, khu vui chơi với đồ chơi như thang leo, cầu trượt, xích đu, bập bênh, thú nhún…

– Chỉ đạo các giáo viên tiếp tục khai thác, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện có để giáo dục phát triển vận động cho trẻ; kết hợp với các hoạt động chuyên môn tổ chức kiểm tra, đánh giá các hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ ở các lớp. Đồng thời tổ chức xây dựng sáng kiến kinh nghiệm trong qua trình triển khai thực hiện chuyên đề, nhằm lựa chọn những sáng kiến hay, giải pháp hiệu quả để phổ biến rộng rãi trong nhà trường.

– Tiếp tục hướng dẫn, bồi dưỡng giáo viên trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển vận động, đặc biệt là việc cho trẻ vận động ngoài trời phù hợp với điều kiện thực tiễn của các nhà trường;

– Phát động thi đua làm đồ dùng , thiết bị tự tạo phục vụ cho việc thực hiện chuyên đề tại các lớp trong trường.

– Kiểm tra đánh giá việc thực hiện chuyên đề.

– Xây dựng báo cáo đánh giá kết quả 1 năm triển khai thực hiện chuyên đề và đúc rút kiến kinh nghiệm trong quá trình triển khai thực hiện chuyên đề, đồng thời lựa chọn những sáng kiến hay, các giải pháp hữu hiệu để phổ biến.

Trên đây là là kế hoạch của trường mẫu giáo EaPô triển khai thực hiện chuyên đề “ Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non năm học “2015 – 2016”.

 

 

Nơi nhận:  

– Phòng GD&ĐT;                                                  P. HIỆU TRƯỞNG

Các nhóm lớp;

– Lưu: VT, chuyên môn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ CỤ THỂ

NĂM HỌC 2018-2019

 

THỜI GIAN

 

NỘI DUNG THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ

 

BIỆN PHÁP NGƯỜI THỰC HIỆN
GIAI ĐOẠN 1

 

 

THÁNG 9/2018 ĐẾN

THÁNG 11/2018

– Khảo sát các điều kiện thực hiện chuyên đề

+ Cơ sở vật chất.

+ Trang thiết bị, đồ dùng dạy học.

+ Năng lực đội ngũ giáo viên

+ Khả năng của trẻ

– Đầu tư bổ sung một số đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị phục vụ chuyên đề cho các nhớm, lớp.

– Thực hiện chỉ đạo điểm

Triển khai thực hiện chuyên đề.

+ Hướng dẫn giáo viên thực hiện chuyên đề

– Đánh giá kết quả thực hiện chuyên đề giai đoạn 1.

 

– Xây dựng kế hoạch khảo sát cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học 10/10 nhóm lớp.

+ Rà soát lại toàn bộ cơ sở vật chất của nhà trường, các trang thiết bị, đồ dùng dạy học tại các nhóm lớp phục vụ chuyên đề.

+ Dự giờ giáo viên tổ chức các hoạt động phát triển vận động.

+ Kiểm tra hồ sơ sổ sách.

+ Cân đo trẻ đầu năm (tháng 9)

+ Phối hợp với các bậc phụ huynh trang bị thêm đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị phục vụ chuyên đề.

– Phân công lớp thực hiện:

+ Lớp lá 1, lá 2, lá 3iểm trung tâm;

+ 2 Lớp lá điểm lẻ

+ Lớp 4 tuổi ; Giáo viên chủ nhiệm thực hiện và các khối trưởng.

 

– Sinh hoạt chuyên môn,  trao đổi thảo luận nhóm, tổ về nội dung, phương pháp, hình thức, cách thực thực hiện chuyên đề.

– Tổ chức cho giáo viên dự giờ lẫn nhau qua các giờ thao giảng.

 

 

– Thi đua làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo cho các hoạt động phát triển vận động thông qua các đợt thi đua chào mừng; 20/11.

 

– Đánh giá vào cuối tháng 11 của từng độ tuổi, đánh giá thông qua các bài tập kiểm tra…đưa kết quả vào sổ chất lượng.

 

BGH

 

 

BGH

 

 

 

BGH

 

BGH + Tổ CM

GV

BGH,GV,PH

 

 

 

PHT

 

 

 

 

 

 

PHT + GV

 

 

 

 

GV

 

 

 

GV

BGH

GIAI ĐOẠN 2

 

 

THÁNG 12/2018 ĐẾN

THÁNG 2/2019

– Tiếp tục thực hiện chuyên đề.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

– Đánh giá kết quả thực hiện chuyên đề giai đoạn 2.

– Chỉ đạo giáo viên tiếp tục xây dựng kế hạch thực hiện chuyên đề cho giai đoạn 2: từ tháng 12/2018 đến tháng 2/2019 phù hợp với độ tuổi, chủ đề.

– Tiếp thục phối hợp với phụ huynh trang bị thêm đồ dùng, đồ chơi, tài liệu phục vụ chuyên đề.

– Làm đồ dùng đồ chơi tự tạo phong phú về chủng loại, chất liệu đạt chất lượng hỗ trợ phát triển các nhóm cơ cho trẻ.

+ Hoạt động ngoài trời- lớp lá 2

+ Thể dục sáng: Lớp chồi 2

+ Hoạt động học: Phát triển vận động lá 3.

– Thực hiện đánh giá kết quả thực hiện chuyên đề 10/10 nhóm lớp, đánh giá vào cuối tháng 2/2019, đánh giá thông qua các bài tập kiểm tra…đưa kết quả vào sổ chất lượng. báo kết quả về chuyên môn.

 

BGH,GV

 

 

 

 

BGH, GV, PH

 

GV

 

 

 

BGH,GV

 

 

 

 

BGH, GV

GIAI ĐOẠN 3

 

 

THÁNG 3/2019

ĐẾN

THÁNG 5/2019

– Tiếp tục thực hiện chuyên đề.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

– Tổ chức đánh giá việc thực hiện chuyên đề giai đoạn 3 và cả năm học.

 

– Hướng dẫn giáo viên tiếp tục xây dựng kế hạch thực hiện chuyên đề cho giai đoạn 3: từ tháng 3/2019 đến tháng 5/2019 phù hợp với độ tuổi, chủ đề.

– Thực hiện các hoạt động mẫu:  Lớp thực hiện 5 tuổi và 4 tuổi.

– Tổ chức qua hội thi “Phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non” cấp trường, qua các phiếu đánh giá, tổng hợp kết quả vào sổ tổng hợp.

– Tổng hợp kết quả, đánh giá xếp loại, nhóm, lớp thực hiện chuyên đề. báo cáo kết quả thực hiện chuyên đề trong năm học về CMMN .

BGH, GV

 

 

 

 

GV,HS

 

BGH,GV,HS

 

 

 

BGH

 

 

 

 

BẢNG PHÂN PHỐI NỘI DUNG GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG

CHO CẢ NĂM HỌC DÀNH CHO TRẺ 3 – 4 TUỔI

 

Tuần Nội dung giáo dục phát triển vận động
Bài tập chung : Tập động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp : Thực hiện hằng ngày vào giờ thể dục sáng, phút thể dục, trước các giờ giáo dục phát triển vận động
Bài tập phát triển vận động riêng từng tuần
1 Đi trong đường hẹp
2 Chạy theo vòng tròn
3 Tung bóng lên cao bằng hai tay
4 Bật liên tục tại chỗ 3 – 4 lần
5 Ném xa bằng một tay
6 Đi bước dồn ngang kết hợp ném xa bằng một tay
7 Chạy nhanh 10-12m kết hợp tung bóng lên cao bằng hai tay
8 Bật tiến về phía trước 3-4 bước
9 Chạy chậm 60-80m, bật tiến về phía trước
10 Đập bóng xuống sàn bằng hai tay
11 Đập bóng xuống sàn bằng hai tay và chuyền bóng cho bạn
12 Đi, chạy theo hiệu lệnh
13 Ném trúng đích nằm ngang
14 Bật nhảy qua dây
15 Bò cao
16 Bò thấp
17 Bật xa 25 – 30cm
18 Đi kiễng gót, trèo lên – xuống ghế
19 Trườn sấp (phối hợp chân nọ, tay kia)
20 Trườn sấp theo hiệu lệnh
21 Chạy nhanh, ném trúng đích nằm ngang
22 Bật sâu (10 – 15cm)
23 Đi theo hiệu lệnh, bật nhảy qua dây
24 Trèo thang (7-10 gióng)
25 Trườn sấp, trèo thang
26 Ném trúng đích thẳng đứng
27 Bật tiến về phía trước, ném trúng đích thẳng đứng
28 Cầm bóng đi trong đường dích dắc, tung bóng cho bạn
29 Đi bước dồn ngang, nhảy bật qua vật cản
30 Đi theo hiệu lệnh, bước lên xuống bục, tung bóng cho bạn
31 Bò thấp, lăn bóng trong đường dích dắc về đích
32 Bật nhảy qua dây, ném trúng đích thẳng đứng
33 Đi bằng gót chân trong đường dích dắc
34 Bật xa, đập bóng xuống sàn và bắt bóng (2 lần)
35 Bò cao, trườn sấp chui qua cổng về đích

 

BẢNG PHÂN PHỐI NỘI DUNG GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG

CHO CẢ NĂM HỌC DÀNH CHO TRẺ 4 – 5 TUỔI

 

Tuần Nội dung giáo dục phát triển vận động
Bài tập chung : Tập động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp : Thực hiện hằng ngày vào giờ thể dục sáng, phút thể dục, trước các giờ giáo dục phát triển vận động
Bài tập phát triển vận động riêng từng tuần
1 Bật liên tục về phía trước
2 Tung bóng lên cao và bắt bóng bằng 2 tay
3 Bò thấp chui qua cổng
4 Đập và bắt bóng
5 Trườn sấp kết hợp chui qua cổng
6 Đi theo đường hẹp, trèo lên xuống ghế
7 Ném xa bằng 1 tay, chạy nhanh 10m
8 Trườn theo hướng thẳng
9 Ném trúng đích bằng một tay
10 Đi bằng gót chân, đi khụyu gối, đi lùi.
11 Bò bằng bàn tay, bàn chân 3-4m
12 Chạy 15m trong khoảng 10 giây
13 Bật xa 35-40cm
14 Trèo lên xuống thang ( 5 gióng)
15 Đi ngang bước dồn
16 Ném xa bằng hai tay
17 Tung bắt bóng với người đối diện.
18 Đi trên ghế thể dục
19 Bật tách chân, khép chân qua 5 ô
20 Đập và bắt bong tại chỗ
21 Chạy chậm 60 – 80m
22 Bật qua vật cản cao 10-15cm
23 Đi, chạy thay đổi  tốc độ theo hiệu lệnh, dích dắc( đổi hướng) theo vật chuẩn
24 Ném xa bằng một tay
25 Bò dích dắc qua 5 điểm
26 Chuyền bắt bóng qua đầu, qua chân
27 Nhảy lò cò 3m
28 Trèo qua ghế dài 1,5m, 30cm
29 Lăn bóng và di chuyển theo bóng
30 Bật nhảy từ trên cao xuống ( cao 30- 40 cm)
31 Ném xa bằng 1 tay
32 Đi trên ghế đầu đội túi cát
33 Ném xa bằng 1 tay, chạy 12m
34 Bật chụm và tách chân, ném đích thẳng đứng
35 Bò cao, trườn sấp chui qua cổng về đích

 

BẢNG PHÂN PHỐI NỘI DUNG GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG

CHO CẢ NĂM HỌC DÀNH CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI

 

Tuần Nội dung giáo dục phát triển vận động
Bài tập chung : Tập động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp : Thực hiện hằng ngày vào giờ thể dục sáng, phút thể dục, trước các giờ giáo dục phát triển vận động
Bài tập phát triển vận động riêng từng tuần
1 Tung bóng lên cao và bắt bóng
2 Bß b»ng bµn tay, c¼ng ch©n vµ chui qua cæng.
3 Bật xa tối thiểu 50cm (CS1)
4 Trèo lên xuống thang ở độ cao 1,5m so với mặt đất (CS 4)
5 Đi trên ghể thể dục
6 Nhảy qua vật cản, bò bằng bàn tay, cẳng chân
7 Đập bóng xuống sàn và bắt bóng
8 Trèo lên xuồng  thang đi theo đường ziczac về nhà
9 Ném và bắt bóng bằng 2 tay từ khoảng cách xa 4m. (Chỉ Số 3)
10 Đi bằng mép ngoài bàn chân, đi khụy gối.
11 Bật liên tục vào vòng
12 Đập và bắt bóng bằng 2 tay (CS 10)
13 Bò bằng bàn tay và bàn chân 4m- 5m
14 Bò dích dắc qua 7 điểm
15 Ném trúng đích bằng một tay, hai tay
16 Đi thăng bằng trên ghế thể dục( cs 11)
17 Đi trên dây( dây đặt trên sàn) đi trên ván kê dốc
18 Tung và đập bóng tại chỗ
19 Trèo lên xuống 7 gióng thang
20 Chạy 18m trong khoảng thời gian 5-7 giây ( CS 12)
21 Đi và đập bắt bóng
22 Ném xa bằng một tay, hai tay
23 Đi nối bàn chân tiến,lùi
24 Bật tách chân, khép chân qua 7 ô
25 Nhảy lò cò ít nhất 5 bước liên tục, đổi chân theo yêu cầu.( CS9)
26 Chạy 18m trong khoảng thời gian 5-7 giây (CS 12)
27 Bật qua vật cản 25-20 cm
28 Nhảy xuống từ độ cao 40cm (CS2)
29 Đi, chạy thay đổi tốc độ, hướng, dích dắc theo hiệu lệnh.
30 Chạy chậm khoảng 100-120m
31 Trườn kết hợp trèo qua ghế dài 1,5m x 30cm
32 Ném bóng bằng 2tay ( CS3)
33 Chuyền bóng qua đầu qua chân
34 Chạy liên tục 150m không hạn chế thời gian (CS13)
35 Ném và bắt bóng bằng 2 tay từ khoảng cách xa 4m. (CS 3)

 

BẢNG PHÂN PHỐI NỘI DUNG GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG

CHO CẢ NĂM HỌC DÀNH CHO TRẺ 3 – 4 TUỔI THEO CHỦ ĐỀ

Tháng Chủ đề Tuần Tuần/Chủ đề nhánh Nội dung giáo dục phát triển vận động
9 Trường mầm non 1 Ngày hội đến trường Đi trong đường hẹp
2 Trường mầm non Chạy theo vòng tròn
3 Đùng đồ chơi của lớp Tung bóng lên cao bằng hai tay
10 Bản thân 4 Tôi là ai Bật liên tục tại chỗ 3 – 4 lần
5 Tế trung thu Ném xa bằng một tay
6 Cơ thể bé Đi bước dồn ngang kết hợp ném xa bằng một tay
7 Bé cần gì để lớn lên và khỏe mạnh? Chạy nhanh 10-12m kết hợp tung bóng lên cao bằng hai tay
10-11 Gia đình 8 Gia đình của bé Bật tiến về phía trước 3-4 bước
9 Ngôi nhà gia đình ở Chạy chậm 60-80m, bật tiến về phía trước
10 Đồ dùng gia đình Đập bóng xuống sàn bằng hai tay
11 Họ hàng gia đình Đập bóng xuống sàn bằng hai tay và chuyền bóng cho bạn
11-12 Nghề nghiệp 12 Nghề nông Đi, chạy theo hiệu lệnh
13 Nghề giáo viên Ném trúng đích nằm ngang
14 Nghề chăm sóc sức khỏe Bật nhảy qua dây
15 Nghề trong xã hội Bò cao
12-1 Thế giới Động vật 16 Động vật nuôi trong gia đình ( gia cầm) Bò thấp
17 Động vật nuôi trong gia đình ( gia súc) Bật xa 25 – 30cm
18 Động vật sống trong rừng Đi kiễng gót, trèo lên – xuống ghế
19 Động vật sống dưới nước Trườn sấp (phối hợp chân nọ, tay kia)
20 Côn trùng và chim Trườn sấp theo hiệu lệnh
1-2 Thế giới thực vật 21 Hoa mùa xuân Chạy nhanh, ném trúng đích nằm ngang
22 Quả xung quanh bé Bật sâu (10 – 15cm)
23 Tết quê em Đi theo hiệu lệnh, bật nhảy qua dây
24 Cây xanh và môi trường sống Trèo thang (7-10 gióng)
25 Các loại rau Trườn sấp, trèo thang
3-4 Phương tiện giao thông 26 Phương tiện giao thong đường bộ – sắt Ném trúng đích thẳng đứng
27 PT giao thong đường thủy – hàng không Bật tiến về phía trước, ném trúng đích thẳng đứng
28 Luật lệ giao thông Cầm bóng đi trong đường dích dắc, tung bóng cho bạn
29 Bé đội mũ bảo hiểm Đi bước dồn ngang, nhảy bật qua vật cản
4-5 Nước và các hiện tượng tự nhiên 30 Nước và dùng nước tiết kiệm Đi theo hiệu lệnh, bước lên xuống bục, tung bóng cho bạn
31 Mưa – nắng Bò thấp, lăn bóng trong đường dích dắc về đích
32 Ngày và đêm Bật nhảy qua dây, ném trúng đích thẳng đứng
5 Quê hương – Đất nước 33 Đất nước việt nam diệu kì Đi bằng gót chân trong đường dích dắc
34 Quê hương em Bật xa, đập bóng xuống sàn và bắt bóng (2 lần)
35 Bác hồ kính yêu Bò cao, trườn sấp chui qua cổng về đích

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BẢNG PHÂN PHỐI NỘI DUNG GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG

CHO CẢ NĂM HỌC DÀNH CHO TRẺ 4 – 5 TUỔI THEO CHỦ ĐỀ

 

Tháng Chủ đề Tuần Tuần/Chủ đề nhánh Nội dung giáo dục phát triển vận động
9 Trường mầm non 1 Ngày hội đến trường Bật liên tục về phía trước
2 Trường mầm non Tung bóng lên cao và bắt bóng bằng 2 tay
3 Đùng đồ chơi của lớp Bò thấp chui qua cổng
10 Bản thân 4 Tôi là ai Đập và bắt bóng
5 Tết trung thu Trườn sấp kết hợp chui qua cổng
6 Cơ thể bé Đi theo đường hẹp, trèo lên xuống ghế
7 Bé cần gì để lớn lên và khỏe mạnh? Ném xa bằng 1 tay, chạy nhanh 10m
10-11 Gia đình 8 Gia đình của bé Trườn theo hướng thẳng
9 Ngôi nhà gia đình ở Ném trúng đích bằng một tay
10 Đồ dùng gia đình Đi bằng gót chân, đi khụyu gối, đi lùi.
11 Họ hàng gia đình Bò bằng bàn tay, bàn chân 3-4m
11-12 Nghề nghiệp 12 Nghề nông Chạy 15m trong khoảng 10 giây
13 Nghề giáo viên Bật xa 35-40cm
14 Nghề chăm sóc sức khỏe Trèo lên xuống thang ( 5 gióng)
15 Nghề trong xã hội Đi ngang bước dồn
12-1 Thế giới Động vật 16 Động vật nuôi trong gia đình ( gia cầm) Ném xa bằng hai tay
17 Động vật nuôi trong gia đình ( gia súc) Tung bắt bóng với người đối diện.
18 Động vật sống trong rừng Đi trên ghế thể dục
19 Động vật sống dưới nước Bật tách chân, khép chân qua 5 ô
20 Côn trùng và chim Đập và bắt bong tại chỗ
1-2 Thế giới thực vật 21 Hoa mùa xuân Chạy chậm 60 – 80m
22 Quả xung quanh bé Bật qua vật cản cao 10-15cm
23 Tết quê em Đi, chạy thay đổi  tốc độ theo hiệu lệnh, dích dắc( đổi hướng) theo vật chuẩn
24 Cây xanh và MT sống Ném xa bằng một tay
25 Các loại rau Bò dích dắc qua 5 điểm
3-4 Phương tiện giao thông 26 Phương tiện giao thong đường bộ – sắt Chuyền bắt bóng qua đầu, qua chân
27 PT giao thong đường thủy – hàng không Nhảy lò cò 3m
28 Luật lệ giao thông Trèo qua ghế dài 1,5m, 30cm
29 Bé đội mũ bảo hiểm Lăn bóng và di chuyển theo bóng
4-5 Nước và các hiện tượng tự nhiên 30 Nước và dùng nước tiết kiệm Bật nhảy từ trên cao xuống ( cao 30- 40 cm)
31 Mưa – nắng Ném xa bằng 1 tay
32 Ngày và đêm Đi trên ghế đầu đội túi cát
5 Quê hương – Đất nước 33 Đất nước việt nam diệu kì Ném xa bằng 1 tay, chạy 12m
34 Quê hương em Bật chụm và tách chân, ném đích thẳng đứng
35 Bác hồ kính yêu Bò cao, trườn sấp chui qua cổng về đích

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BẢNG PHÂN PHỐI NỘI DUNG GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG

CHO CẢ NĂM HỌC DÀNH CHO TRẺ 5- 6 TUỔI THEO CHỦ ĐỀ

 

Tháng Chủ đề Tuần Tuần/Chủ đề nhánh Nội dung giáo dục phát triển vận động
9 Trường mầm non 1 Trường mầm non của bé Tung bóng lên cao và bắt bóng
2 Ngày hội đến trường Bß b»ng bµn tay, c¼ng ch©n vµ chui qua cæng.
3 Lớp học của bé Bật xa tối thiểu 50cm (CS1)
10 Bản thân 4 Tôi là ai Trèo lên xuống thang ở độ cao 1,5m so với mặt đất (CS 4)
5 Tết trung thu Đi trên ghể thể dục
6 Dinh dưỡng và sức khỏe Nhảy qua vật cản, bò bằng bàn tay, cẳng chân
7 Bé cần gì để lớn lên và khỏe mạnh? Đập bóng xuống sàn và bắt bóng
10-11 Gia đình 8 Gia đình của bé Trèo lên xuồng  thang đi theo đường ziczac về nhà
9 Ngôi nhà gia đình ở Ném và bắt bóng bằng 2 tay từ khoảng cách xa 4m. (Chỉ Số 3)
10 Họ hàng gia đình Đi bằng mép ngoài bàn chân, đi khụy gối.
11 Đồ dùng gia đình Bật liên tục vào vòng
11-12 Nghề nghiệp 12 Nghề phổ biến trong xã hội Đập và bắt bóng bằng 2 tay (CS 10)
13 Nghề giáo viên Bò bằng bàn tay và bàn chân 4m- 5m
14 Cô bác nông dân Bò dích dắc qua 7 điểm
15 Chú bộ đội Ném trúng đích bằng một tay, hai tay
12-1 Thế giới Động vật 16 Động vật nuôi trong gia đình Đi thăng bằng trên ghế thể dục( cs 11)
17 Động vật sống trong rừng Đi trên dây( dây đặt trên sàn) đi trên ván kê dốc
18 Động vật sống dưới nước Tung và đập bóng tại chỗ
19 Côn trùng và chim Trèo lên xuống 7 gióng thang
1-2 Thế giới thực vật 20 Cây cối xung quanh bé Chạy 18m trong khoảng thời gian 5-7 giây ( CS 12)
21 Cây lương thực Đi và đập bắt bóng
22 Tết quê em Ném xa bằng một tay, hai tay
23 Hoa mùa xuân Đi nối bàn chân tiến,lùi
24 Các loại rau- quả Bật tách chân, khép chân qua 7 ô
2-3 Nước và các hiện tượng tự nhiên 25 Nước và dùng nước tiết kiệm Nhảy lò cò ít nhất 5 bước liên tục, đổi chân theo yêu cầu.( CS9)
26 Hiện tượng thời tiết và mùa hè

 

Chạy 18m trong khoảng thời gian 5-7 giây (CS 12)
3-4 Giao thông 27 Phương tiện giao thông phổ biến Bật qua vật cản 25-20 cm
28 PT giao thong đường thủy – hàng không Nhảy xuống từ độ cao 40cm (CS2)
20 Luật lệ giao thông Đi, chạy thay đổi tốc độ, hướng, dích dắc theo hiệu lệnh.
30 Phân nhóm các phương tiện giao thông Chạy chậm khoảng 100-120m
4 Quê hương – Đất nước 31 Đất nước việt nam diệu kì Trườn kết hợp trèo qua ghế dài 1,5m x 30cm
32 Bác hồ kính yêu Ném bóng bằng 2tay ( CS3)
33 Quê hương em Bác hồ kính yêu Chuyền bóng qua đầu qua chân
   5 Trường tiểu học 34 Trường tiểu học Chạy liên tục 150m không hạn chế thời gian (CS13)
35 Bé chuẩn bị vào lớp 1 Ném và bắt bóng bằng 2 tay từ khoảng cách xa 4m. (CS 3)

 

Người lập